Tại Hà Nội, số lượng bệnh nhân COVID 19 có xu hướng tăng cao, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc bệnh nhân nhẹ và không triệu chứng được điều trị tại nhà, phác đồ điều trị cho nhóm bệnh nhân trên chủ yếu là điều trị triệu chứng và tự theo dõi các biểu hiện nặng. Để giúp cho quá trình điều trị và theo dõi được hiệu quả, bệnh nhân cần chuẩn bị các loại thuốc và thiết bị y tế dưới đây.
- Thuốc cần thiết
– Thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc Paracetamol ( biệt dược Panadol, Efferalgan…); sử dụng khi sốt > 38 độ 5; liều dùng với người lớn và trẻ em 10-15mg/ lần/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ.
– Một số biện pháp để hạ sốt khác như: cởi bớt, nới rộng quần áo, thoáng mát hay lau người bằng nước với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể 2℃, ví dụ khi bạn sốt 39 độ thì sẽ cần lau người bằng nước 37℃. Uống nhiều nước giúp hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể, không có khuyến cáo uống nước đá hay nước lạnh, có thể uống oresol pha theo đúng tỷ lệ, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.
– Nước muối súc miệng và xịt mũi họng: Bạn cần súc miệng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, nên duy trì ngày 3 tới 4 lần, xịt rửa mũi khi có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, đây là các biểu hiện thông thường khi nhiễm Covid-19.
– Các thuốc dành cho người có bệnh lý nền: như huyết áp, tiểu đường, hen phế quản, COPD… khi bạn mắc các bệnh lý mãn tính cần đảm bảo có đủ thuốc để phòng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
– Các nhóm thuốc vitamin: Các loại vitamin như vitaminC, vitamin nhóm B, vitamin D, kẽm, sắt, calci, khoáng chất hay các loại multi-vitamin được khuyến cáo bổ sung miễn dịch cho cơ thể dù bạn không mắc Covid-19 cũng nên bổ sung, tuy nhiên nên sử dụng theo đúng liều khuyến cáo, không được dùng quá liều có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
– Nhóm thuốc kháng viêm và chống đông: sử dụng khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển độ: tức ngực, khó thở khi vận động, thở nhanh, chỉ số SpO2 < 96%…. Khi có các biểu hiện này bệnh nhân cần liên lạc ngay với nhân viên y tế; các thuốc thuộc nhóm này cần có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng tại nhà do có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn.
- Các thiết bị y tế cần thiết
– Một số thiết bị y tế cần thiết khi bạn điều trị ở nhà như:
– Nhiệt kế thủy ngân: để đo nhiệt độ hàng ngày, ngày 2-3 lần hoặc khi cảm giác có sốt
– Máy đo SpO2: là thiết bị đo mức độ bão hòa oxy trong máu, là thiết bị rất quan trọng để xác định tình trạng thiếu oxy trong máu; chỉ số bình thường 96-100%; bạn cần đò ngày 2-3 lần hoặc khi có cảm giác khó thở, tức ngực.
– Máy đo huyết áp: với những người cao tuổi, có tiền sử cao huyết áp để phát hiện tình trạng huyết áp cao
– Các thiết bị liên lạc: luôn sẵn sàng đê rliên lạc với người thân, nhân viên y tế khi cần thiết
Và cuối cùng bạn cần chẩn bị 1 tâm lý thoải mái, vững vàng và hoàn toàn không lo lắng, vì lo lắng sẽ không giúp được gì cho bạn. Theo như những thống kê gần đây với tỷ lệ bao phủ vaccine tốt thì tỷ lệ F0 không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ chiếm xấp xỉ tới 95%, thế nên nếu như bạn hay người thân trong gia đình chưa được tiêm vaccine Covid-19, hãy liên hệ với trạm y tế gần nhất để được tiêm phòng, và thực hiện tiêm vaccine mũi 3 theo hướng dẫn mới thất của Bộ Y tế là chỉ cần sau tiêm mũi 2 vaccin Covid-19 3 tháng, hay người bệnh nhiễm Covid-19 sẽ được tiêm vaccine ngay sau khi bệnh ổn định dể phòng biến chủng mới Omicron, và cũng đừng quên thực hiện thông điệp 5K để bảo vệ bạn và những người thân trong gia đình và xã hội.
BSCKII. Vũ Công Thành – KHTH