Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi máu não (do tắc mạch não) và chảy máu não (do xuất huyết não).
Triệu chứng
• Tê liệt một chi hoặc một bên.
• Giảm mạnh thị lực một bên hoặc nhìn bị nhòe.
• Rối loạn cảm giác.
• Rối loạn ngôn ngữ, nói khó khăn.
• Rối loạn thăng bằng.
• Rối loạn nhận thức.
• Mất cảm giác khi tiếp xúc với sức nóng.
• Nhức đầu bất thường và dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng kèm theo nôn ói.
• Dễ ngã, chóng mặt, mất đi sự phối hợp vận động…
Các rối loạn này có thể biến mất và không để lại một di chứng nào nhưng tình trạng này cứ tiếp diễn thì TBMMN sẽ hợp thành các rối loạn kéo dài trên 24h và có thể kéo theo các di hại thể chất hoặc trí tuệ.
Nguyên nhân
• Chủ yếu bệnh do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Đôi khi do các cục huyết khối từ nơi khác gây thuyên tắc động mạch não như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim…
• Ở tuổi trung niên nguy cơ TBMMN là cao nhất.
Cách phòng chống
• Giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
• Tránh tắm khuya nhất là với người bị cao huyết áp.
• Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
• Điều trị các nguyên nhân gây TBMMN như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
• Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
• Tránh mang vác nặng, chạy nhanh…
• Rèn luyện thể chất bằng những môn thể thao nhẹ như: đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh…
Tai biến mạch máu não (TBMMN) có thể khiến bệnh nhân thiệt mạng tức khắc?
• Đúng, vì TBMMN thường xảy ra rất đột ngột làm người bệnh hay người thân không kịp ứng cứu.
Bệnh nhân bị TBMMN phải chữa trị trong bao lâu?
• Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh nặng phải nằm đến hơn một tháng. Nhẹ thì nằm khoảng hai tuần nếu bệnh nhân phục hồi chức năng sớm.
Cách xác định người bị TBMMN đơn giản nhất?
Có 3 cách:
1. Yêu cầu người bệnh Cười
2. Yêu cầu người bệnh Nói
3. Yêu cầu người bệnh Giơ tay, chân lên.
Nếu bệnh nhân bị trở ngại bất cứ cách nào kể trên, phải gọi ngay xe cấp cứu. Thêm một dấu hiệu khác là lưỡi của bệnh nhân bị cong, hoặc bị ngã về một bên.